Đọc phần 1 tại đây : Làm thế nào để có thể miêu tả được một mùi hương một cách thuần thục hơn? (Part 1)

.

(...) Hãy thử nghiệm với các loại trái cây, hiện nay các hương thơm trái cây cũng đang ngày càng phổ biến. Hãy thử dùng móng tay đâm vào vỏ của những loại trái cây có múi. Đó là nơi chứa tinh chất thơm của chúng. Bạn có ngửi thấy sự khác biệt giữa quả quýt và quả cam không? Quýt có mùi ngọt ngào hơn. Sau đó, so sánh một quả cam với một quả chanh. Cam vẫn có mùi ngọt hơn, vì vậy thử nghiệm giấy quỳ là lựa chọn khi cần so sánh.

Bạn hãy mở tủ bếp và lấy ra các loại gia vị và rau thơm cơ bản. Từ hạt tiêu cay nồng đến vỏ quế ngọt ngào, từ gừng cay đến cây đại hồi, tất cả đều có những đặc tính riêng biệt. Tất cả những nguyên liệu này đều có trong một số loại hương thơm cao cấp, tạo nên những nốt hương cay nồng nức mũi. Các loại thảo mộc khô hoặc tươi như húng quế, hương thảo, xô thơm và cỏ xạ hương, tất cả đều đưa hương vị đồng quê của chúng vào hương thơm, đặc biệt là những nốt hương xanh, thảo mộc.

Ở cấp độ khó hơn, bạn hãy thử tìm kiếm các loại tinh dầu (essential oils) riêng lẻ tại cửa hàng dược phẩm, người bán thảo dược hoặc tạp hoá gần bạn. Chúng được gắn nhãn với tên nguyên liệu thô, đôi khi bằng tiếng Latinh (Google có thể giúp bạn). Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về mùi của cỏ vetiver, gỗ tuyết tùng hoặc cây hoắc hương.

 

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng phải pha loãng chúng khi sử dụng trong trong nước hoa. Đôi khi chúng cũng có thể được thay thế bằng các hợp chất tổng hợp có mùi hương tương tự do con người tạo ra.

Một sự phân biệt cần lưu ý là giữa tinh dầu essential oil và dầu thơm aromatic oil; Tinh dầu essential oil được sản xuất thông qua một quy trình rất cụ thể cho từng bước chiết xuất nguyên liệu (chưng cất, chiết xuất dung môi, v.v.), trong khi dầu thơm aromatic oil có thể là một tập hợp các nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo, chứ không phải là một nguyên liệu thô. Ví dụ như khi bắt gặp  “Lilac oil - dầu tử đinh hương", bạn nên biết đó là một loại dầu thơm aromatic oil; hoa tự nhiên không thể mang lại đủ lượng tinh dầu cần thiết  để chiết xuất.

Nói chung, khi cố gắng giải mã mùi hương, hãy cố gắng suy nghĩ theo các thang đo và thông số sau:

  • Độ ngọt tương phản với Độ đắng/chua 

  • Độ ngọt tương phản với Độ khô (tương tự như rượu vang) 

  • Độ thô tương phản với Độ nhẹ nhàng (mùi hương cam quýt có thể hơi hăng, nức mũi, trong khi xạ hương thì mềm mại và nịnh mũi) 

Nhẹ tương phản với nặng. Điều này đều liên quan đến nhận thức, vì chúng ta thường có xu hướng mô tả "nặng mùi" về những thứ mà chúng ta thấy choáng ngợp, mang tính chủ quan cao, nhưng hãy thử nghĩ về mối liên hệ với sự bay hơi: liệu mùi hương ấy có dễ bay hơi và nhanh bay hơi không? Hay nó giữ được hương lâu dài?

Đây là một cách để hiểu hơn những yếu tố nào được coi là "nốt hương đầu", mở đầu trong tháp hương thơm, và "nốt hương cuối", tức là những mùi hương còn lưu lại trên người bạn sau nhiều tiếng.

Với kiến thức này, bạn có thể mô tả Hypnotic Poison, chẳng hạn như là, "ngọt ngào, mềm mại nhưng cũng khá nặng", trong khi Light Blue là "gắt, khô và thanh thoát". Và từ đó bạn có thể xác định thêm các nhân tố khác như hạnh nhân, chanh, gỗ tuyết tùng hoặc dừa. 

 

Khi trang bị kiến ​​thức này, bạn sẽ không chỉ là một khách hàng thông thái hơn, biết những gì cần tìm kiếm, mà bạn sẽ có thể cảm nhận tinh tế những điều mà nước hoa của bạn gửi gắm đến mọi người.


Bài viết được team Olfactozoom lược dịch, bổ sung và chỉnh sửa thông tin từ LKNU Perfumerie: 

https://lknu.com.au/blogs/blog/how-to-educate-your-nose

*Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Copyright - Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog Olfactozoom. 


Đọc thêm : 

Luyện mũi cho newbie ngành hương

Trang bị kiến thức về ngành hương (Part 2)


Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn